Nếu như Thấu Cảm mới chỉ dừng lại ở việc Thấu hiểu Cảm xúc của sinh viên, thì Lòng Nhân Ái nó cần nhiều hơn thế. Và để có lòng nhân ái chúng ta cũng cần luyện tập có phương pháp, và GRACE là một phương pháp tốt để luyện tập điều đó <3
GRACE là một bài thực hành lòng nhân ái được phát triển bởi Joan Halifax, một thiền sư đứng đầu trong lĩnh vực y tế cho các bệnh nhân hiểm nghèo. Bà dạy cho y tá và những người chăm sóc bệnh nhân một quy trình để giúp họ hành xử với lòng nhân ái trong điều kiện căng thẳng. Thiền sư lấy các chữ cái đầu để đặt tên là GRACE để ghi nhớ nhanh quá trình (Halifax, 2014).
Dưới đây là GRACE đã có chút điều chỉnh đề phù hợp với giáo viên:
Bước 1: G tức là "Gathering your attention" - "Tập trung sự chú ý". Hãy tạm dừng và tập trung sự chú ý vào cơ thể, vào hơi thở, và cảm giác bàn chân đang chạm mặt đất. Khi bạn đưa sự chú ý của mình vào thực tại, bạn có thể là một nguồn lực có ích hơn cho bản thân và cho sinh viên. Bạn sẽ mang đến một sự có mặt tươi mới, ổn định, sáng suốt và yêu thương.
Bước 2: R tức là "Recall your intention" - "Gợi nhớ ý định của bản thân", đó chính là lý do bạn làm giáo viên. Như bạn đã biết, gợi nhớ ý định giúp bạn điều chỉnh hành vi theo giá trị mình theo đuổi và thắp sáng lại động lực của bạn. Động lực từ lòng vị tha sẽ thúc đẩy bạn hành động bằng nhiều cách yêu thương và hỗ trợ.
Bước 3: A tức là "Attune to yourself, your body, heart and mind, before attune to those around you" - "Đồng điệu với bản thân, cơ thể, trái Tim và tâm thức của mình thì mới đồng điệu được với mọi người xung quanh" và sau đó là đồng điệu với sinh viên, phụ huynh và đồng nghiệp. Sự đồng điệu với bản thân trước hết cho bạn tiếp xúc với những thành kiến của chính mình và những gì đang xảy ra trong cơ thể và tâm trí bạn tại thời điểm hiện tại. Sau đó, hãy cảm nhận những gì sinh viên đang cảm thấy (sự thấu cảm) và cách mà sinh viên đó nhìn thế giới (đứng vào góc nhìn của người khác).
Hãy dành thời gian để đồng điệu với những gì đang diễn ra. Thành kiến thường xuất phát từ phản xạ có điều kiện - những thành kiến về mặt kiến thức cản trở khả năng lĩnh hội những điều cần lĩnh hội. Phản xạ có điều kiện của bạn thành kiến với chính nhận thức của bạn.
Bước 4: C tức là "Consider what will serve your student or colleagues" - "Xem xét những gì sẽ giúp ích được học viên và đồng nghiệp của bạn". Việc này có thể bao gồm cả những kỳ vọng của trường học, các đặc điểm của môi trường xung quanh, những ràng buộc xã hội, những nhu cầu mâu thuẫn nhau và hậu quả. Ở bước này, bạn sẽ tậptrung suy xét để xác định điều gì thực sự giúp ích cho người khác.
Bước 5: E tức là "Enacting and ending" - "Thực hành và kết thúc". Toàn bộ quá trình GRACE sẽ dẫn đến một hành động có nguyên tắc, có đạo Đức và dựa trên lòng nhân ái, đó là đưa hoặc áp dụng lòng nhân ái vào việc giúp đỡ người khác. Đây cũng là bước kết thúc - là thời điểm khi hành động đã hoàn thành và đến lúc phải chuyển sang hoạt động khác, để qua đi bất cứ cảm xúc kéo dài nào ngăn cản chúng ta có mặt trọn vẹn cho tình huống tiếp theo.
Quay lại với thực tế giảng dạy, hãy tưởng tượng có một cậu học trò cứ liên tục chọc tức bạn bằng những câu hỏi xoáy đáp xoay liên hồi với giọng đầy thách thức giảng viên ...
Và bạn với vai trò là giảng viên đã cố công giảng giải rồi lại giải giảng =))) mãi .... cậu ấy vẫn không chịu hiểu hoặc không thể hiểu được hoặc cố tình không hiểu những điều cơ bản và rồi tiếp tục thách thức bạn. Chỉ tưởng tượng bạn sẽ thấy không khó chịu lắm, nhưng với vai trò là giảng viên đứng trên bục giảng ... với tâm trạng không phải lúc nào cũng kiểm soát tốt, với cơ thể không phải lúc nào cũng khỏe, với trạng thái không phải lúc nào cũng yêu đời... bạn rất có thể nổi cáu hoặc ít nhất là nâng tông giọng :D hoặc có từ ngữ không đủ chân thành ....
Tóm lại, gặp những lúc dễ-tăng-xông như thế, chính là cơ hội để chúng ta rèn luyện lòng nhân ái. Bạn hãy thử thực hành các bước trong quy trình GRACE.
Tôi dành thời gian để tạm dừng (1-G), tập trung sự chú ý vào cơ thể, rồi tự nhắc bản thân vì sao mình làm cô giáo (2 -R): mình muốn làm cô giáo vì mình muốn góp phần đào tạo ra những lập trình viên tốt cho xã hội, và mình đứng ở đây để giúp đỡ các bạn ấy với đầy yêu thương. Rồi sau đó, nhớ đồng điệu (3-A) với bản thân để nhận diện cảm giác tức giận và nhận thức được phản xạ có điều kiện và thành kiến của mình. Sự nhận thức này "dọn đường" cho tôi đồng điều với học trò.
Khi ta cẩn thận xem xét (4-C) lại các yếu tố xung quanh, ta nhận thấy rằng việc bạn ấy hỏi liên tục có thể do bạn ấy đang bị hổng một kiến thức nào trước đó, hoặc ta đang giải thích dành cho cấp độ cao hơn, hoặc do ta chưa đủ chú ý để hiểu đúng câu hỏi của bạn ấy, hoặc đơn giản ... là đôi khi bạn ấy tự dưng bị bay-não-tạm-thời :D
Nên ... ta phải có ứng xử phù hợp (5-E): hết sức bình tĩnh và thấu hiểu điều đó để an yên mà bình tâm trả lời lại các câu hỏi đã có :). Toàn bộ quy trình này giúp tôi chuyển hóa thái độ và cách ứng xử đối với học trò, từ sự phán xét thành sự nhân ái.
Hành động với lòng nhân ái phải có sự sáng suốt. Tôi vẫn cần tạm dừng lại hành vi hỏi liên hồi rồi không hiểu của sinh viên để tiếp tục bài giảng, nhưng tôi có thể làm việc đó trong tâm trạng yêu thương hơn là sự phán xét đầy tức giận. Bằng việc hồi đáp một cách tôn trọng và chân thành điềm tĩnh để cho học trò hiểu được bài hoặc tạm hiểu hoặc skip tạm thời rồi quay lại vấn đề đó sau.
Quy trình GRACE giúp chúng ta chậm lại, trở nên tỉnh thức và ý thức được quá trình tương tác với các học trò cần tình yêu thương của chúng ta. Bằng cách này, chúng ta chuẩn bị những nguồn lực bên trong, tạo tiền đề cho hành động nhân ái. Cùng với sự luyện tập, kinh nghiệm nhân ái sẽ trở thành tri thức được bộc lộ ra ngoài, như việc học đi xe đạp. Cùng với kinh nghiệm, chúng ta rèn luyện nhận thức bằng giác quan để trở nên chú tâm hơn tới các chi tiết mơ hồ của các tình huống đa diện và thành đổi nhanh chóng.
0 Nhận xét