Lòng Nhân Ái


 Lòng nhân ái là khả năng thông cảm với người khác, nhận ra được nhu cầu của người đó và cảm thấy có động lực muốn giúp đỡ họ. Động cơ muốn giúp đỡ người khác chính là điểm khác biệt giữa sự thấu cảm và lòng nhân ái. 

Thỉnh thoảng, khi cảm thấy thấu cảm với người khác, những cảm xúc mạnh mẽ của chúng ta có thể lấn át khả năng giúp đỡ. Giả sử, khi một học viên đang khóc vì mất đi người thân, tôi cũng khóc theo, và khi cảm xúc của tôi trĩu xuống thì tôi cũng sẽ chẳng giúp ích được gì. 

Để hành động với lòng nhân ái, tôi buộc phải làm chủ được bản thân, bình tâm lại và đánh giá tình hình thì mới giúp đỡ được. 

Lòng nhân ái có thể vừa mang tính toàn thể, vừa mang tính tương đối. Chúng ta dễ dàng cảm thấy thương yêu những người gần gũi mình nhất - "nhóm cùng hội cùng thuyền" với chúng ta. Đấy là lòng nhân ái mang tính tương đối. 

Lòng nhân ái toàn thể nghĩa là hành xử nhân ái với tất cả mọi người, ở mọi hoàn cảnh. Điều này khó hơn rất nhiều. Lòng nhân ái càng khó khăn hơn khi chúng ta căng thẳng và phải đối mặt với nhiều đòi hỏi và nhu cầu mâu thuẫn với nhau. Những lúc như thế phản xạ có điều kiện của chúng ta có thể cản trở lòng nhân ái. 

Phản xạ có điều kiện có thể làm méo mó tri giác của chúng ta và ảnh hưởng tới cách chúng ta hành xử. Có thể là chúng ta sẽ chỉ giới hạn những hành động nhân ái cho những người trong "nhóm của mình". 

Là giáo viên, chúng ta cần phải ý thức được xu hướng này và phải hành động để vượt qua nó. Trong bài sau, tôi sẽ giới thiệu với bạn quy tắc GRACE ... có thể giúp bạn phát triển lòng nhân ái - cho giáo viên <3 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét